Văn hóa của người Đức - cuộc sống có thể méo mó một chút nhưng công việc phải luôn hoàn hảo
“Người Đức quan niệm, trong cuộc đời con người, trong cuộc sống, có thể méo mó một chút để thú vị hơn. Tuy nhiên, trong học tập, sản xuất và kinh doanh, chúng ta phải áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo.”
Trích “Trên đường băng” (trang 81)
Văn hóa ứng xử, làm việc của người Đức |
Nhưng thử nghĩ xem nhé, họ chỉ làm 35 tiếng/1 tuần (tương đương 5 ngày 7 tiếng) với 24 ngày nghỉ phép có lương còn bạn thì sao? bạn đang làm việc bao nhiêu tiếng và có thời gian nghỉ ngơi đi du lịch cùng gia đình như họ không? Còn tôi tôi đang làm 6 ngày và mỗi ngày 8 tiếng, nhiều hơn họ 13 tiếng nhưng vẫn không thể hoàn thành đúng giờ và thường xuyên phải tăng ca chứ đừng nói đến đi du lịch. Đừng nghĩ người Đức họ làm ít việc hơn chúng ta nhé, họ là một trong những nước có năng suất lao động hàng đầu thế giới đấy.
Bạn thì tôi không biết nhưng tôi thì nhất định sẽ học theo những điều bên dưới đây để có thể làm việc hiệu quả hơn và không lãng phí thanh xuân quá nhiều ở văn phòng làm việc.
=> Tìm hiểu về: Nhôm kính công nghệ Đức
=> Tìm hiểu thêm về: các mẫu cửa nhôm kính của Đức siêu đẹp
Số 1: Sức khỏe mình không lo thì cũng đừng để ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác
Tôi nhớ có một thời điểm, sáng mở mắt ra đã cảm thấy tồi tệ cơ thể không có chút sức lực, họng nói không ra hơi, đầu đau như búa bổ nhưng tôi vẫn cố gắng lết cái xác đến công ty vì bao nhiêu deadline đang đợi. Mọi thứ sẽ không có gì nếu chị đẹp ngồi cạnh tôi không nói câu này: “Về lo mua thuốc uống đi nha em không lây chị, chị đang mang bầu không thể uống thuốc được vì ảnh hưởng tới em bé lắm”. Haizzz tôi thoáng chút tổn thương nhưng nghĩ lại đáng lẽ chị phải đuổi tôi về luôn chứ nói vậy đã còn nhẹ nhàng.Nếu bạn ở Đức thì cũng đừng bị sốc khi người đồng nghiệp bên cạnh bạn không những không khen ngợi bạn chăm chỉ mà còn nghiêm khắc tỏ ý rằng bạn nên về nhà nghỉ ngơi - và đừng quay lại trừ khi bạn đã khỏe.
Lý do đơn giản là vì quan niệm của người Đức - để làm việc hiệu quả, bạn không chỉ cần quy tắc làm việc thông thường mà còn phải dành thời gian để chăm sóc bản thân, bằng việc về nhà nghỉ ngơi khi bị ốm, dành ngày cuối tuần để hồi phục tại một "wellness" (một spa chăm sóc sức khỏe hoặc một điểm nghỉ dưỡng), hoặc gặp gỡ bạn bè sau giờ làm.
Với người Đức, khả năng tập trung của bạn ảnh hưởng đến công việc không kém gì việc làm việc đúng giờ và tận tâm với công việc.
Làm hết sức, chơi hết mình |
Số 2: Làm hết sức, chơi hết mình
Như tôi đã nói từ đầu, trong văn hóa doanh nghiệp đức, khi một nhân viên đang ở nơi làm việc, họ không nên làm những việc riêng khác như dùng Facebook, tám chuyện với đồng nghiệp và giả vờ đang làm việc khi sếp đi ngang qua. Tất nhiên, ở đâu thì những hành động như vậy cũng không làm những nhà quản lý cảm thấy hài lòng nhưng đặc biệt ở Đức các việc làm ‘ngoài luồng’ cũng khiến những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.Và sau cùng, một điều tôi cực kỳ thích ở nước Đức đó là sau một ngày làm việc tập trung, thời gian tan sở thực sự là lúc nghỉ ngơi, đồng nghiệp không nhất thiết đi chơi cùng nhau sau giờ làm, họ tách bạch đời sống riêng tư và công sở.
Vậy nghỉ ngơi thì người Đức sẽ làm gì? Trong khi hạn chế mối quan hệ riêng tư liên quan đến công việc, người Đức sẽ xây dựng mối quan hệ thân thiện thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, những người có chung sở thích. Họ giao thiệp rộng rãi trong cộng đồng, trau dồi bản thân theo sở trường, hiểu biết, học vấn, nâng cao tư duy và trình độ, nói chung là làm những điều mình thích mà mình tự tin nhất.
Số 3: Tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo
Giáo dục là cốt lõi của một đất nước |
Nhật và Hàn Quốc là 2 quốc gia phát triển, 2 cường quốc ở Châu Á, cũng là tấm gương cho các quốc gia khác học hỏi theo nhưng họ cũng phải thần tượng người Đức và học hỏi người Đức vì điều này.
Số 4: Giao tiếp thẳng thắn, không nói vòng vo
Bạn có bao giờ nói ra một câu nói xong lại suy nghĩ không biết người đó có hiểu đúng ý mình không, rồi lại tìm cơ hội giải thích thêm cho người ta, kết quả là thật kỳ lạ vốn không hiểu lầm lại thành hiểu lầm. Đó là lý do mà người Đức luôn cẩn trọng trao giao tiếp để chắc chắn lời của họ nói ra được hiểu đúng, họ thẳng thắn trong việc nói ra suy nghĩ, ý kiến của mình chứ vòng vo nói giảm nói tránh.Trong văn hóa làm việc, người Đức chú trọng cách giao tiếp trực tiếp. Mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý luôn rõ ràng, đặc biệt người lao động có thể chủ động nói chuyện với người quản lý của họ về năng suất lao động, không vòng vo đối phó và yêu cầu những điều mình cần để hoàn thành tốt công việc nhất.
Thẳng thắn, trung thực, không nói vòng vo |
0 Nhận xét